Tư vấn quà tặng

5 bước gây ấn tượng với khách hàng bằng quà tặng

(Dân trí) – Các dịp nghỉ lễ, ngày đặc biệt là thời gian cũng như thời cơ tốt nhất để các doanh nghiệp tri ân với những khách hành thân thiết. Tuy nhiên, tri ân như thế nào để đẹp lòng cả đôi bên thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm được điều đó.

Tặng quà cho khách hàng là một trong những nét văn hóa trong kinh doanh (ảnh minh họa: Internet)

Quà tặng là từ khóa đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp nghĩ đến khi tri ân khách hàng. Nhiều doanh nghiệp cẩn thận tới mức nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia. Tuy nhiên, dù là chuyên gia hay không thì 4 lưu ý khi tặng quà dưới đây là những dấu sao không thể bỏ qua:

Không mang đậm dấu ấn cá nhân

Ông Ella Goldin, chủ sở hữu của Inspiration Chic, công ty tư vân mua sắm ở Manhattan nói: “ Nhiều doanh nghiệp nhờ đến chúng tôi tư vấn để tìm được món quà ưng ý tặng cho khách hàng. Điều này khiến chúng tôi phải suy nghĩ khá nhiều. Có ông chủ thì cho rằng nên tặng theo sở thích, tuy nhiên nếu khách hàng thân thiết của doanh nghiệp đó chỉ có khoảng chục người thì đó có thể xem là cách hay nhưng nếu số lượng khách hàng thân thiết gấp hàng chục lần con số trên thì đây không phải cách làm khả thi”.

Vì vậy, quà tặng cần không mang dấu ấn cá nhân. Không mang sở thích của chủ doanh nghiệp cũng như của khách hàng. Quà tặng cần được chọn ở dạng trung gian.

 Không cần quá đắt tiền

 Quà tặng không cần thiết phải vung phí quá nhiều. Trong thực tế, chi tiêu quá nhiều vào một món quà nào đó chưa chắc đã đem lại kết quả như những gì chủ doanh nghiệp mong muốn. Thêm vào đó, chi tiêu quá tay có thể khiến vấn đề tài chính của doanh nghiệp rơi vào “điểm nóng”. Vì vây, cần lập một ngân sách riêng cho việc tặng quà và bám sát vào ngân sách, tránh tình trạng phát sinh.

Chú trọng hình thức

Món quà nhìn có bắt mắt hay không thể hiện sự tôn trọng của doanh nghiệp dành cho những khách hàng thân thiết. Bắt mắt ở đây là nói về hình thức chứ chưa tính đến nội dung và chất lượng. Cũng theo Goldin thì điểm vàng đầu tiên khách hàng nhìn vào món quà của bạn là hình thức bên ngoài. Món quà có lung linh hay không, bọc cẩn thận hay không thể hiện sự chu đáo của doanh nghiệp với khách hàng và đó là khởi đầu cho một cuộc nói chuyện thân mật tiếp theo.

Thêm vào đó, khi bạn hiển thị một món quà bắt mắt với khách hàng bạn đừng quên để hiện thị thương hiệu của công ty. Đó sẽ là cầu nối để doanh nghiệp đến gần hơn với những khách hàng thân yêu của mình.

Trình bày tình hình hiện tại

 Có thể đó chỉ là một câu nói mang tính khách sáo như: “ Ồ, đó chỉ là một món quà nhỏ thôi!” hoặc “ chúng tôi tặng bạn món quà này và hy vọng bạn sẽ thích nó” nhưng đừng bao giờ bỏ ngỏ nó. Bởi, nếu bạn đặt kỳ vọng quá cao vào món quà hoặc bạn coi trọng và đề cao món quà thái quá nhưng khách hàng lại không cảm nhận thấy điều đó họ sẽ nghĩ bạn cùng doanh nghiệp của bạn theo một hướng hoàn toàn khác. Vì vậy, khiêm tốn và sử dụng những từ ngữ ngoại giao khéo léo là điều vô cùng cần thiết.

Không quên gửi lời cám ơn

 Mục đích chính của việc tặng quà là tri ân khách hàng vì vậy khâu quan trọng nhất chính là gửi lời cám ơn chân thành tới họ. Thêm vào đó, lời cám ơn nên kèm theo sự mong mỏi và hy vọng rằng họ sẽ tiếp tục là những khách hàng trung thành với doanh nghiệp của bạn trong tương lai.

                                                                                                          Thảo My

                                                                                                    Theo Monster

Categories: Tin tức & Sự kiện, Tư vấn quà tặng | Nhãn: , | Bình luận về bài viết này

Tranh giấy cuộn

Tranh giấy xoắn ( Nghệ thuật cuốn giấy – Quilling)  được hiểu là dùng giấy đủ màu sắc cắt thành sợi nhỏ,gấp cuộn lại rồi khảm, dán vào nền tạo thành bức tranh (mặc dù không thực sự gấp lại mà là cuộn tròn).Chưa có tài liệu nào nói về nguồn gốc của nghệ thuật này, người ta vẫn hiểu là nó bắt đầu phát hiện sau khi có sự phát minh ra giấy ở Trung Hoa 150 năm sau Công nguyên.

Nghệ thuật cuốn giấy là nghệ thuật trang trí bề mặt (của đồ nội thất, quà tặng) bằng cách cuốn giấy, trong đó bề mặt trang trí được tạo thành từ các cuộn giấy cuốn từ các dải giấy nhiều màu sắc, kích cỡ khác nhau.

Một phát hiện khác về tranh nghệ thuật này xuất hiện ở thời đại Cổ Ai Cập, một điều chắc chắn là nó có một bề dày lịch sử và đã lưu hành khắp nơi trên thế giới.

Một điều đáng tin là trong những năm 300 và 400 sau công nguyên, sợi bạc và vàng được dùng quấn xung quanh để trang trí những cột và những bình lọ, dán phối hợp với những loại ngọc đá tuyệt đẹp theo như kỹ thuật cuộn giấy này. Trong những năm 1200, nghệ thuật này khá phổ biến. Đến khi kim loại màu ,loại vật liệu trở nên khan hiếm và khó làm bằng tay người, giấy màu được thay đổi Có nhiều cuộc tranh luận về nguyên thủy của tranh giấy xoắn từ đâu phát sinh, có nhiều quốc gia tuyên bố một cách khẳng định nguồn gốc nghệ thuật này từ nước của họ. Nói chung, ít nhất, chúng ta thấy được trong tranh giấy xoắn xuất hiện một nghệ thuật đa văn hóa trong cuộc sống.

  Tranh cuốn giấy   Quilling Tranh cuốn giấy   Quilling Tranh cuốn giấy   Quilling

Nghệ thuật cuốn giấy đã có mặt tại Việt Nam trong thời gian gần đây và được tiếp nhận một cách nồng nhiệt với vô số tác phẩm thủ công mỹ nghệ sinh động do các bàn tay tài ba của các bạn trẻ tạo nên. Hi vọng đây sẽ là những thú vui bổ ích trong thời đại mà phần lớn các hoạt động giải trí đang chuyển dần lên chiếc máy vi tính.

Hình ảnh tham khảo:

Categories: Quà tặng Quiling, Sản phẩm, Tranh giấy cuộn, Tư vấn quà tặng | Nhãn: , , | Bình luận về bài viết này

Giới thiệu về Quilling

QuillingNghệ thuật cuốn giấy  là một loại hình thủ công độc đáo, thể hiện sự sáng tạo kỳ diệu của đôi bàn tay, khối óc và đức tính con người. Thông qua các sợi giấy nhiều màu sắc được cắt nhỏ, cuộn lại, dán, khảm trên nền các chất liệu khác nhau đã tạo nên các sản phẩm đa dạng, phong phú và thể hiện bản sắc riêng của một bộ môn thủ công hoàn mỹ, cũng như sự sáng tạo củangười lao động. Quilling được biết đến vào thế kỷ XIV, khi những bà sơ người Pháp, Ý  viền rách của cuốn kinh thánh cuộn lại để trang trí ảnh Chúa. Nhờ vào sự độc đáo, Quilling nhanh chóng lan sang giới mệnh phụ trưởng giả và phổ thông ở Châu Âu đến mức nghệ thuật này đã trở thành mốt và là một bộ môn thủ công trong trường học không thể thiếu thời bấy giờ. Nhưng trải qua thời gian, Quilling mờ dần và biến mất. Đến thế kỷ XX, một số người yêu thích môn nghệ thuật này cố gắng tái tạo lại nhưng cũng không thành công. Ngày nay, có nhiều quốc gia tuyên bố khẳng định nguồn gốc Quilling bắt nguồn từ đất nước của họ, và gây nên những cuộc tranh luận không dứt. Nhưng dù ở thời kỳ nào và bất cứ nơi đâu, Quilling cũng rất tự hào khi khoác lên mình một bề dày lịch sử thú vị và chứng tỏ một nghệ thuật đa văn hóa trong cuộc sống.

Quà tặng Sen Vàng cùng các họa sĩ thiết kế, và kết hợp với những thợ thủ công địa phương đã cho ra những sản phẩm dựa trên nghệ thuật độc đáo này. Nay chúng tôi giới thiệu với quý khách hàng để có thêm sự lựa chọn tặng phẩm ý nghĩa cho bạn bè, đối tác,… trong những dịp quan trọng.

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Quà tặng Sen Vàng

104/7 Vũ Thạnh – Ô Chợ Dừa – Đống Đa – Hà Nội

Hotline 0943 74 84 94 / 0942 10 42 41

Email : info.goldenlotus@gmail.com

Website : https://quatangsenvang.wordpress.com

Xưởng sản xuất: Xóm 2, xã Thi Sơn, Kim Bảng, Hà Nam

Categories: Quà tặng Quiling, Sản phẩm, Tư vấn quà tặng | Bình luận về bài viết này

Sản phẩm Tranh Đồng – Phố cổ Hà Nội

Công Ty TNHH Quà tặng Sen Vàng xin giới thiệu với Quý khách hàng một sản phẩm trang nghệ thuật độc đáo : Tranh Đồng – Phố cổ Hà Nội

Lấy cảm hứng từ những khung đường quen thuộc của phố phường Hà Nội, sản phẩm Tranh Đồng phố cổ là một dòng sản phẩm được rất nhiều khách hàng ưu thích hiện nay, đặc biệt là khách du lịch quốc tế khi tới Việt Nam.

Với quy trình gò thúc nổi  thủ công trên chất liệu đồng, sản phẩm luôn mang đậm được cái hồn của cảnh cảnh vật và con người Hà Nội.

Những ai yêu mến Hà Nội hẳn rất mong muốn trong phòng khách, phòng làm việc của mình có 1 bức tranh đẹp và độc đáo như  vậy

Sản phẩm hiện không bán rộng rãi trên thị trường, nên quý khách có nhu cầu xin vui lòng liên hệ để nhận được thông tin tư vấn.

Thông tin sản phẩm :

– Chất liệu : Đồng thúc nổi, nền đá thiên nhiên

– Quy trình gò thủ công, khung gỗ tự  nhiên

– Kích thước : 60 X 90 cm hoặc 70X 120 cm

– Thời gian chế tác và giao hàng : 15 ngày

Thông tin liên hệ :

Công Ty TNHH Quà Tặng Sen Vàng

104/7 Vũ Thạnh – Đống Đa – Hà Nội

Hotline 0943 74 84 94 / 0942 10 42 41

Email : info.goldenlotus@gmail.com

Categories: Cúp đồng, Quà tặng hội nghị, Tin tức & Sự kiện, Tư vấn quà tặng | Bình luận về bài viết này

Giới thiệu trống Đồng Ngọc Lũ

Trống đồng Ngọc Lũ I là một trong những trống đồng Đông Sơn thuộc thời kỳ văn hóa Đông Sơn (vào khoảng thế kỷ VII – VI trước CN) tương đương thời đại Hùng Vương dựng nước. Trống này được xếp vào nhóm trống F.Heger I (theo phân loại khoa học về trống đồng của F.Heger, người Đức). Đây là trống cổ nhất, lớn nhất, tinh xảo, nhiều văn khắc đẹp nhất, dáng trống cân đối và đẹp nhất so với tất cả các trống đồng đã được phát hiện ở ViệtNam, cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á nói chung.

Trống đồng ngọc lũ I

Trống đồng Ngọc Lũ I hiện đang được lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử ViệtNam. Phiên bản của nó đã được nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lê Đức Anh trao tặng Liên Hiệp Quốc nhân kỷ niệm ngày thành lập tổ chức quốc tế lớn nhất này.

Trống được phát hiện tại địa phận xã Như Chác, huyện Nam Xang (nay là huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) cách xã Ngọc Lũ hơn 30m về phía Đông – Bắc ở độ sâu khoảng 2m, do một nhóm thợ đấu đắp đê Đồn Thủy đào được. Trống được đưa về cất giữ trong hậu cung đình làng Ngọc Lũ. Khoảng 7 – 8 năm sau, một họa sĩ người Pháp đo vẽ đình này đã phát hiện ra chiếc trống đồng quý giá, bèn báo cáo cho Công sứ HàNam. Viên Công sứ đã sức giấy về Ngọc Lũ yêu cầu phải đưa trống về Hà Nội trưng bày tại cuộc đấu xảo ngày 15 tháng 11 năm 1902. Rồi Viện Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội đã mua trống với giá 550 đồng (tiền Đông Dương) và lưu giữ đến ngày nay (tại Bảo tàng Lịch sử ViệtNam).

Trống đồng Ngọc Lũ I được bảo quản tương đối nguyên vẹn. Mặt trống là hình ngôi sao nổi 14 cánh với 16 vành hoa văn đồng tâm, khắc trang trí đặc trưng, thể hiện hình chim Lạc và hình hươi chạy theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, biểu lộ hướng trái đất quay từ Tây sang Đông, thể hiện trình độ thiên văn rất cao của người Việt cổ. Trên thân và đáy trống, hình khắc hết sức phong phú, sinh động biểu lộ hoạt động và sinh sống của cộng đồng cư dân, quan hệ xã hội, giao dịch quốc tế đương thời, cách chúng ta từ 2000 – 3000 năm trước.

Có thể coi trống đồng Đông Sơn I là bộ lịch sử bằng tranh thời Đông Sơn, cũng như trước đó của dân tộc ViệtNam. Bằng cổ vật quan trọng và quý giá bậc nhất này, có thể thấy được trình độ tay nghề của những người thợ đúc đồng thủ công thời cổ đại ở ViệtNam đã đạt tới tuyệt đỉnh về kỹ thuật và mỹ thuật. Qua phân tích hợp kim đồng của các trống đồng và công cụ bằng đồng khác cùng thời, người ta đã khẳng định sự hiểu biết sâu sắc về kim loại học thời đó đã đạt tới mức độ rất cao, không thua kém thời hiện đại ngày nay là mấy.

Quà tặng Sen Vàng đã căn cứ vào hiện vật trống đồng Ngọc Lũ I, sử dụng kỹ thuật đúc thủ công truyền thống có kết hợp kỹ thuật hiện đại để thu gọn thành phiên bản nhiều cỡ trống đồng làm quà tặng, đồ lưu niệm phục vụ nhu cầu của các hội nghị, hội thảo, hội chợ và các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội trên phạm vi quốc gia, quốc tế.



Categories: Sản phẩm, Trống đồng, Tư vấn quà tặng | Nhãn: , , , | 1 bình luận

Văn hóa quà tặng trong kinh doanh

Trong một thị trường đa văn hoá và hội nhập như ngày nay, sự thành công của các doanh nhân còn được quyết định bởi kiến thức về những điểm khác biệt giữa các nền văn hóa trong hành động và tập quán kinh doanh.

Sự thiếu hiểu biết về các văn hoá kinh doanh tại các thị trường khác nhau có thể dẫn tới những hiểu nhầm hay gây mất lòng đối tác kinh doanh. Những bước tiến vững chắc ra thị trường toàn cầu sẽ không thể thiếu kiến thức về các tập quán, nghi thức kinh doanh ở từng nền văn hoá cụ thể.

Một phần quan trọng trong kiến thức kinh doanh đa văn hóa – đó là các quy ước, tục lệ tặng quà khác biệt trên thế giới. Việc hiểu rõ văn hóa tặng quà và các quy ước có liên quan có thể giúp các doanh nhân nước ngoài xây dựng thành công những mối quan hệ tốt đẹp hơn với các đối tác kinh doanh, đồng nghiệp hay khách hàng địa phương.

Các quy ước, tục lệ tặng quà đa văn hóa thường liên quan tới những yếu tố chính sau:

– Ai là người nhận quà tặng? Đó là cá nhân, nhóm người hay tổ chức? Địa vị, trạng thái của người nhận quà là gì?

– Loại quà nào có thể chấp nhận, loại quà nào không thể chấp nhận?

– Những nghi thức, quy tắc nào có liên quan tới việc trao quà và nhận quà?

– Có nên đền đáp lại món quà?

Tại nhiều quốc gia ở Bắc Mỹ hay vương quốc Anh, việc tặng quà là khá hiếm gặp trong thế giới kinh doanh. Trên thực tế, nó có thể dẫn tới sự hiểu nhầm việc tặng quà như một hành động hối lộ. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia khác, việc tặng quà và các nghi thức của nó giữ một vị trí trung tâm trong các hoạt động kinh doanh.

Để nêu bật một vài khía cạnh khác biệt của các văn hoá tặng quà trong kinh doanh, chúng ta sẽ xem xét các ví dụ cụ thể.

Tục lệ tặng quà tại Trung Quốc

– Đây là một hành động thông thường và mang tính xã giao trong các ngày kỷ niệm, cảm ơn vì đã giúp đỡ hay thậm chí nhờ cậy giúp đỡ trong tương lai.

– Tuy nhiên, không thể tặng quà nếu không có lý do hợp lý hay không có người chứng kiến.

– Khi một doanh nhân Trung Quốc muốn mua một món quà, sẽ rất bình thường với việc họ sẽ trực tiếp hỏi người nhận quà thích gì.

– Quà tặng kinh doanh luôn được đền đáp ngược lại. Không thực hiện điều đó có thể là một hành động tồi.

– Khi tặng quà, tuyệt đối đừng đưa tiền mặt.

– Đừng quá căn cơ với lựa chọn quà tặng của bạn bởi nếu vậy bạn sẽ được xem như một ‘iron rooster’ (gà trống sắt) – ý muốn nói việc có được một món quà từ bạn cũng như việc nhổ một chiếc lông từ con gà trống sắt.

– Tuỳ thuộc vào loại quà, hãy tránh việc tặng đơn lẻ một cái gì đó. Người Trung Quốc rất coi trọng sự cân bằng và hài hoà, vì vậy hãy tặng một đôi.

Tục lệ tặng quà tại Nhật Bản

– Việc tặng quà là một phần trung tâm trong văn hoá kinh doanh của người Nhật Bản.

– Hãy mang theo nhiều món quà khác nhau trong chuyến đi của bạn để nếu bạn được ai tặng quà, bạn sẽ có cái để đền đáp lại.

– Văn hoá kinh doanh của người Nhật Bản nhấn mạnh vào hành động của việc tặng quà chứ không phải bản thân món quà.

– Những món quà đắt tiền là điều bình thường.

– Thời điểm tốt nhất để tặng quà đó là cuối buổi gặp gỡ.

– Món quà cho một cá nhân nên được trao tặng một cách riêng tư.

– Nếu bạn trao quà cho một nhóm người, thời điểm tốt nhất là khi có mặt tất cả mọi người.

– Nghi thức chính xác nhất đó là trao tặng hay đón nhận một món quà bằng cả hai tay.

– Trước khi chấp nhận một món quà, bạn nên lịch sự từ chối một hoặc hai lần.

– Con số bốn hay số chín thường được xem là không may mắn. Việc tặng món quà đi theo cặp là hoàn toàn có thể.

Tục lệ tặng quà tại Ả Rập Xê Út

– Việc tặng quà chỉ nên được thực hiện với những người thân thiết nhất và mang ý nghĩa tình cảm sâu sắc.

– Món quà nên có chất lượng tốt nhất.

– Đừng bao giờ mua vàng hay lụa như một món quà cho đàn ông.

– Bạc có thể được chấp nhận.

– Luôn trao hay nhận quà với tay phải.

– Người Ả Rập Xê Út rất thích các loại nước hoa, dầu thơm cho quần áo. Phổ biến nhất là sản phẩm ‘oud’ có thể có giá đến 1000 bảng Anh/ounce.

– Việc mở gói quà khi nhận quà là không thích hợp.

Trung Quốc, Nhật Bản và Ả Rập Xê Út chỉ là một vài trong số rất nhiều văn hoá tặng quà kinh doanh khác nhau. Thích hợp nhất, bạn nên tìm hiểu chắc chắn về các nghi thức tặng quà cụ thể tại bất cứ quốc gia nào bạn có kế hoạch kinh doanh. Có như vậy, bạn sẽ giảm thiểu các hành vi gây hiểu nhầm hay mất lòng, đồng thời mở rộng cánh cửa dẫn tới thành công.

Tổng hợp

Categories: Tư vấn quà tặng | Nhãn: , , | Bình luận về bài viết này

Tặng quà cho nhân viên

Nhân một ngày đặc biệt hoặc đơn giản để biểu dương nhân viên, sếp nảy ra ý định tặng quà cho họ. Mục đích đầy thiện chí của vị sếp tâm lí như thế thật tuyệt vời. Tuy nhiên, các sếp nên cân nhắc một số điều trong văn hoá tặng quà cho nhân viên cấp dưới, để tránh những động chạm và điều tiếng không hay.

Dù vậy, bản thân hành động tặng quà, không phân biệt giá trị vật chất, cũng đã tạo được sự hứng khởi và động viên các nhân viên trong tổ chức rất nhiều.

 

Những điều không nên làm khi tặng quà cho nhân viên

– Không được thiên vị: Hãy đối xử bình đẳng với tất cả các nhân viên trong chuyện tặng quà. Nếu bạn định tặng quà cho tất cả mọi người và giá trị của mỗi món quà là 100 nghìn, thì tất cả nhân viên đều phải nhận được món quà giá trị là 100 nghìn.

– Không phân biệt giới tính: Việc sếp chỉ tặng quà cho phái nam hoặc phái nữ trong tổ chức được xem là hành động không phù hợp chút nào.

– Không nên tặng những món quà liên quan đến công việc hoặc công sở: Tốt nhất là các sếp hãy tặng cho nhân viên mình những món quà để họ có thể sử dụng tại gia đình. Bởi những món quà được đặt trên bàn làm việc của nhân viên tại công sở, vô hình chung sẽ gây cho họ áp lực trong công việc.

– Đừng nên tổ chức một bữa tiệc và gọi đó là “quà tặng”: Nếu bạn mời các nhân viên mình đến một bữa tiệc, hãy gọi đúng tên đó là một bữa tiệc, chứ không nên tuyên bố đây là món quà dành tặng cho mọi người. Nhân viên có lẽ sẽ không thích thú lắm với cái được gọi là “món quà” này.

Những điều nên làm khi tặng quà cho nhân viên

– Thống nhất trong các món quà tặng: Các món quà giống nhau cũng thể hiện tính bình đẳng trong toàn thể các nhân viên. Việc bạn tặng riêng cho những ai đó món quà giá trị khác với mọi người, dễ khiến các nhân viên khác nghĩ rằng sếp nhận có mục đích cá nhân qua món quà tặng.

– Nhớ đến tất cả mọi người: Sẽ là điều cấm kị nếu sếp “quên” tặng quà cho chị lao công, một nhân viên hợp đồng hoặc làm việc bán thời gian nào đó.

– Chấp nhận nếu nhân viên trả lại món quà: Chẳng ai muốn món quà mình tặng bị trả lại. Tuy nhiên, nếu nhân viên gửi trả lại món quà vì người đó có lí do hợp lý và không muốn nhận thì cũng đừng vì điều đó mà suy diễn và tỏ ra khó chịu.

– Thận trọng khi bạn muốn tặng quà riêng cho một nhân viên: Vì một số lí do đặc biệt mà bạn muốn tặng quà cho riêng một nhân viên của mình, bạn hãy tỏ ra thận trọng vè kín đáo bởi điều này dễ khiến bạn mang tiếng là “thiên vị”.

Bản thân hành động tặng quà, không phân biệt giá trị vật chất, cũng đã tạo được sự hứng khởi và động viên các nhân viên trong tổ chức rất nhiều

Sưu tầm

Categories: Tư vấn quà tặng | Nhãn: , | Bình luận về bài viết này

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.